Con mối sống được bao lâu?

Con mối sống được bao lâu? Vòng đời của mối phải trải qua những giai đoạn nào? Đây là nội dung mà chúng tôi xin chia sẻ ở bài viết này. Nếu các bạn quan tâm thì hãy theo dõi ngay để có thêm cho mình những thông tin hữu ích về mối.

Con mối sống được bao nhiêu lâu?

Mối là loại côn trùng gây hại sống theo bầy đàn. Chúng cũng giống như kiến khi tạo lập nên được một tổ chức xã hội khá là chỉnh chu và kỹ luật. Trong tổ chức đó thì mỗi thành viên đều được phân công nhiệm vụ rõ ràng. Nhiệm vụ chỉ kết thúc khi chúng đã hoàn thành hết vòng đời của mình.

Thông thường trong một tổ mối bao gồm 3 loại là: mối chúa, mối thợ và mối lính. Và mỗi loại mối này đều có tuổi thọ khác nhau. Do đó để trả lời câu hỏi con mối sống được bao nhiêu lâu thì chúng ta phải xem vị trí của chúng ở trong tổ:

*Mối chúa:

Mỗi tổ mối thông thường có một mối chúa. Loại mối này thường có hình dạng bung lớn đầu bé. Chúng có chức năng chính là đẻ trứng để duy trì nòi giống cho tổ. Và với các con mối chúa còn bé thì chúng để khá ít. Tuy nhiên sau vài năm khi đã đủ trưởng thành thì tốc độ sinh sản của chúng là siêu nhanh. Theo ước tính thì 1 ngày mối chúa trưởng thành có thể đẻ được 10.000 trứng. Và thông thường loại mối này có tuổi thọ nên đến 10 năm. Tuy nhiên nếu điều kiện sinh sống thuận lợi thì chúng có thể sống lâu hơn nữa.

Con mối có sống được lâu không?

Con mối có sống được lâu không?

*Mối thợ:

Đây là loại mối chiếm số lượng lớn nhất cả tổ nên đến 80%. Loại mối này có nhiệm vụ khá là nặng nền bao gồm:

– Xây tổ và mở đường đi lại.

– Lo tìm kiếm và phân phối nước, thức ăn cho cả tổ.

– Chăm sóc mối con.

Mối thợ có kích thước bé hơn mối chúa. Và thông thường tuổi thọ của loại mối này dao động từ 1 – 2 năm. Tuy nhiên với một số điều kiện nhất định thì tuổi thọ của chúng có thể hơn. Nhưng tối đa chúng chỉ có thể sống được 3 năm. Bên cạnh đó trong trường hợp mối lính bị thiếu hụt thì chúng có thể chuyển sang giữ chức vụ này.

Chi tiết tuổi thọ của các loài mối

Chi tiết tuổi thọ của các loài mối

=>>Xem thêm: diệt mối Hải Phòng

*Mối lính:

Đây là loại mối có xuất phát điểm là các mối thợ. Sau đó chúng được phân hóa tiến dần nên làm mối lính. Nhiệm vụ chính của mối lính là canh gác và bảo vệ tổ. Loại mối này thường có cặp càng lớn và tuyến độc phát triển. Và thông thường thì mối lính chỉ có tuổi thọ dưới 2 năm. Bên cạnh đó với việc các vũ khí để chiến đấu với kẻ thù thì theo thời gian mối lính sẽ mất dần bản năng kiếm ăn. Cho nên chúng không thể quay lại làm mối thợ.

Vòng đời của mối bao gồm các giai đoạn nào?

Thông thường mối con mối từ lúc sinh ra đến lúc mất đi đều phải trải qua 3 giai đoạn. Đó là: trứng, ấu trùng và trưởng thành. Tuy theo nhiều yếu tố mà quá trình này diễn ra nhanh hay chậm:

*Giai đoạn trứng:

Mỗi con mối được sinh ra đều bắt đầu từ trứng. Trứng mối khá là nhỏ, trắng và có hình bầu dục. Và thông thường để từ trứng nở thành mối thì trải qua nhiều giai đoạn với thời gian khá dài. Bên cạnh đó khi mối nở ra có chức năng nhiệm vụ gì thì đã bắt đầu từ trong trứng. Do đó khi nở ra chúng sẽ vào làm ngay nhiệm vụ đó chứ không cần phân công.

Thông thường chúng ta có thể quan sát trứng mối bằng mắt thường. Tuy nhiên để làm được việc này khá là có. Bởi trứng đều được mối giấu ở rất sâu dưới tổ. Do đó chúng ta chỉ có thể nhìn thấy các con mối trưởng thành khi chúng xuất hiện tìm kiếm thức ăn.

Các giai đoạn phát triển của mối

Các giai đoạn phát triển của mối

=>>Có thể bạn quan tâm: mối có ăn tường không?

*Giai đoạn ấu trùng:

Vòng đời của mối tiếp theo chính là ấu trùng nở ra từ trứng. Ấu trùng mối thì nhìn khá là giống con dòi mới màu trắng, thân dài. Và thông thường để từ trứng nở ra ấu trứng thì mất tầm 2 tháng. Tuy nhiên để từ ấu trùng phát triển đến giai đoạn trưởng thành thì chúng phải lột xác khá nhiều lần.

Về phần ăn uống thì ấu trùng không thể ăn thức ăn bình thường như mối trưởng thành. Bởi hệ tiêu hóa của nó chưa trưởng thành và cần sự trợ giúp. Do đó thức ăn của ấu trùng được mối thợ chế biến bằng cách nhai rồi nuốt. Sau đó thức ăn sẽ được xuất ra bằng đường hậu môn của mối thợ.

Vào lúc này thì ấu trùng chưa thể gây hay phá hoại cho con người. Tuy nhiên lúc này với việc kiếm ăn cho cả ấu trùng thì mối thợ sẽ gây hại nhiều hơn cho các đồ nội thất trong gia đình.

*Giao đoạn trưởng thành:

Lúc này ấu trùng đã cứng cáp và phát triển thành mối trưởng thành. Chúng sẽ tùy theo mà được chia thành mối chúa, mối thợ hay mối lính. Và chức năng nhiệm vụ của từng loại đã được chúng tôi chia sẻ ở nội dung trên. Các bạn nếu muốn tìm hiểu có thể xem nhé.

Qua bài viết này chắc hẳn các bạn đã biết tuổi thọ của mối và vòng đời của mối phải trải qua các giai đoạn này. Mong rằng qua bài viết này các bạn đã có thêm cho mình những thông tin hữu ích. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết!

Đánh giá