Côn trùng là gì?

Côn trùng loại động vật được đánh giá có số lượng lớn nhất trái đất. Không những thế chúng còn khá là đa dạng về loài hay chủng loại. Và trong đời sống thì chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp được các loài côn trùng khác nhau. Tuy nhiên để hiểu rõ và kỹ về chúng thì chưa chắc bạn nào cũng biết.

Do đó để giúp các bạn có thêm những thông tin hữu ích. Ngay nội dung dưới đây chúng tôi xin chia sẻ côn trùng là gì? Cấu tạo của chúng ra sao? Và vòng đời của côn trùng phải trải qua các giai đoạn nào? Các bạn hãy theo dõi ngay bài viết để tìm kiếm thông tin nhé:

Côn trùng là loài gì?

Côn trùng theo tên tiêng Anh được gọi là Insecta. Đây là loài động vật thuộc họ thân mềm và không có xương sống. Bên cạnh đó hầu hết loại động vật này có kích thước khá là khiêm tốn. Và chúng có môi trường sống khá là đa dạng. Ví dụ như: rừng, núi, sông, suối…

Côn trùng là loại có hệ thống giác quan cực kỳ là nhạy bén. Nhờ đó mà chúng có thể dễ dàng di chuyển khắp nơi và chạy trốn khỏi kẻ thù. Bên cạnh đó côn trùng có khả năng sinh sản cực kỳ mạnh mẽ. Mỗi lần chúng để trứng thì ít nhất cũng phải vài chục. Còn nếu nhiều hơn thì chúng ta có thể tính theo hàng nghìn quả. Cho nên côn trùng là loại rất khó bị tuyệt chủng và liên tục biến đổi theo thời gian.

Thông tin hữu ích về côn trùng

Thông tin hữu ích về côn trùng

=>>Xem thêm: diệt mối tại Quảng Ninh

Tuy nhiên hầu hết các loại côn trùng đều tác động xấu nên con người. Cho nên chúng thường bị con người tìm cách xua đuổi và loại bỏ. Bên cạnh đó cũng có một số loại mang lại lợi ích cho chúng ta. Nhưng số lượng của loài này khá là ít và không đáng kể.

Cấu tạo của côn trùng

Thông thường mỗi loại côn trùng đều có một hình dáng khác nhau. Tuy nhiên nếu tựu chung lại thì cấu tạo của côn trùng thường gồm 3 bộ phận chính. Bao gồm:

*Phần đầu: là phần nằm ở phía trước đầu tiên của côn trùng. Và ở phần này thì chúng chủ yếu bao gồm: mắt, râu và miệng. Trong đó:

– Mắt thì thường gồm có 1 cặp mắt đơn và 1 cặp mắt kép:

+Mắt đơn: giúp côn trùng nhận biết được sáng tối.

+Mắt kép: giúp côn trùng nhìn nhận được thế giới xung quanh.

– Râu: râu thông thường thì chúng có 1 cặp. Bộ phận này giúp côn trùng cảm nhận được âm thanh và sự rung động của môi trường.

– Miêng: giúp côn trùng trong việc ăn uống.

Cấu tạo của côn trùng

*Phần ngực: là bộ phận nằm giữa và ngay sau đầu. Thông thường ngực của côn trùng gồm có chân và cánh. Trong đó:

– Chân: tùy theo loại côn trùng mà có cấu tạo khác nhau.

– Cánh: cũng như chân thì cánh của mỗi loài đều khác nhau. Và cũng nhờ bộ phận này mà côn trùng có thể bay xa và tránh được kẻ thù.

*Phần bụng: đây là phần nằm ở cuối cơ thể của côn trùng. Nơi đây chuyên để chứa nội tạng và các bộ phân sinh sản của côn trùng.

Vòng đời của côn trùng phải trải qua các giai đoạn nào?

Hầu hết vòng đời của các côn trùng đều bắt đầu từ trứng.  Sau đó nó sẽ trải qua rất nhiều giai đoạn biến đổi cho đến khi phát triển thành con trưởng thành. Tuy nhiên ở giai đoạn này thì mỗi loại lại có cách biến đổi khác nhau. Và phổ biến nhất thì chúng ta phải kể đến 2 kiểu sau:

*Biến đổi hoàn toàn: theo thống kê thì đến 90% vòng đời của côn trùng đều biến đổi theo kiểu này. Theo đó chúng sẽ phải trải qua 4 giai đoạn phát triển bao gồm:

– Trứng: con trưởng thành sinh sản ra các quả trứng.

– Ấu trùng: được nở ra từ các quả trứng.

– Nhộng: các ấu trùng sau nhiều lần lột xác và biến đổi thành nhộng. Ở giai đoạn này thì nhộng chỉ nghỉ ngơi để cơ thể phát triển đầy đủ các bộ phận. Và sau khi tất cả đã hoàn tất thì chúng lột xác lần cuối thành con trưởng thành.

– Con trưởng thành: là côn trùng đã đầy đủ các bộ phận và có thể tự đi kiếm ăn, sinh sản.

Phân loại côn trùng theo vòng đời phát triển

Phân loại côn trùng theo vòng đời phát triển

*Biến đổi không hoàn toàn: khác với kiểu trên thì côn trùng loại này chỉ trải qua 3 giai đoạn phát triển đó là: trứng, ấu trùng và con trưởng thành. Trong đó giai đoạn ấu trùng thì côn trùng có hình dáng và các bộ phận gần như con trưởng thành. Và khác biệt ở chỗ là chúng bé hơn với các bộ phận chưa hoàn chỉnh.

Ngoài ra lúc này ấu trùng thường sinh sống gần nơi có thức ăn và nguồn nước. Và chúng đã có thể tự lo cho mình mà không cần con trưởng thành chăm sóc. Ấu trùng sẽ ở hình thái này qua một thời gian khá dài cho đến khi hội tụ đủ yếu tố trở thành con trưởng thành.

Trên đây là tất cả những thông tin hữu ích về côn trùng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Mong rằng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm cho mình những kiến thức bổ ích. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết!

=>>Xem thêm: cách đuổi côn trùng trong nhà bếp